NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CÁC LOẠI VAN TIẾT LƯU DANFOSS

NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CÁC LOẠI VAN TIẾT LƯU DANFOSS

22:41 - 05/08/2018

Máy sốc nhiệt - sửa chữa máy sốc nhiệt
Sửa chữa máy dệt tròn
Sửa lỗi E0.44 biến tần máy nén khí hitachi
Sửa máy thổi HD-Máy ép đế giày
Unlock password plc & hmi

 

Van tiết lưu nhiệt (thermostatic expansion valve, TEV):

a- Nhiệm vụ: cần lưu ý nhiệm vụ van tiết lưu nhiệt là tự điều chỉnh nhiệt độ (nơi đặt bóng cảm nhiệt) ở trạng thái quá nhiệt vài độ C (7- 10 độ C). Đối với tiết lưu nhiệt Danfoss thì ký hiệu theo môi chất sử dụng như sau:

X- R22, Z- R407C, N- R134a, L- R410A, S- R404A/R507.

Hình 1: Van tiết lưu nhiệt TE2, TE5 Danfoss.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2: Van tiết lưu nhiệt loại lớn của Danfoss.

Hình 3: Lắp đặt van tiết lưu nhiệt.

b- Kiểm tra van tiết lưu nhiệt:

+ Ruột tiết lưu Danfoss có thể thay đổi được(thay đổi công suất).

+ Lắp phải lưu ý khe dẩn hướng, khớp bánh răng chình superheat.

+ Kiểm tra tiết lưu nhiệt: đối với phần lớn môi chất thường dùng, tiết lưu nhiệt đang mở khi để ngoài không khí. Vì vậy, ta có thể kiểm tra sơ bộ tiết lưu nhiệt bằng cách đặt ruột tiết lưu vào phần mang bóng cảm nhiệt: nếu chân tiết lưu còn hở (phải dùng lực ấn mạnh thì mới sát ) thì chứng tỏ phần cảm nhiệt không bị xì.

Phương pháp đơn giản khác là lắp hoàn chỉnh van: nếu thổi nhẹ mà thấy van thông thì phần cảm nhiệt chưa bị xì.

+ Chỉnh superheat: Hình 4 mô tả chỉnh superheat: vặn theo chiều kim đồng hồ là chỉnh tăng superheat( đóng bớt van).vặn ngược chiều kim đồng hồ là giảm superheat (mở van thêm).

Giá trị thay đổi superheat cho van range N như sau:

– Van TE2: 4 độ C/ vòng.

– Van TE5, TE12: 0,5 độ C/ vòng.

– Nhớ lắp chụp kín khi chỉnh xong.

 

c- Lắp đặt tiết lưu nhiệt:

+ Trường hợp có bộ phân phối môi chất thì phải dùng van cân bằng ngoài.

+ Lắp bóng cảm nhiệt ở đầu ra bộ bốc hơi, trên ống nằm ngang (nên trước bẩy dầu như hình 6).

+ Ống cân bằng lắp gần bóng cảm nhiệt (đang cần so sánh nhiệt độ- áp suất cùng nơi). Bóng cảm nhiệt lắp ở vị trí 1giờ- 4giờ ( tùy ống nhỏ hay lớn) và phải bọc cách nhiệt bóng cảm nhiệt.

Ghi chú: không được lắp bóng cảm nhiệt ở 6 giờ vì có thể dầu đọng ở đáy ống.

 

Hình 4: Lắp dặt van tiết lưu nhiệt.

d- Vấn đề chỉnh superheat:

+ Trạng thái môi chất về máy nén phải ở thể hơi để tránh máy nén bị va đập thủy lựcà môi chất phải là hơi quá nhiệt.

+ Tuy nhiên, nếu độ quá nhiệt hơi hút quá lớn sẽ giảm công suất lạnh, nhiệt độ sau khi nén tăng cao dể gây hư hỏng máy nén.

Vì vậy, độ quá nhiệt hơi hút (superheat) cho TEV qui định như sau:

 7 độ C< superheat < 10 độ C.

Việc chỉnh đúng superheat là vô cùng quan trọng khi vận hành máy lạnh.

+ Qui trình chỉnh superheat: Hình 7 mô tả phương pháp chỉnh superheat.

-STEP 1: đo nhiệt độ T1 ở đầu ra bô bốc hơi (gần bóng cảm nhiệt). Trường hợp dùng Dixell thì T1 là đầu dò nhiệt độ dàn (P2).

– STEP 2: Dùng áp kế đo áp suât P0(gần bóng cảm nhiệt). Trong trường hợp đường ống hút ngắn thì P0 là áp suất đọc trên áp kế hút.

– STEP 3: Tra bảng số để có nhiệt độ bốc hơi T0 tương ứng với P0 (theo môi chất đang sử dụng).

– STEP 4: superheat= T1- T0à Nếu superheat< 7 độ C thì cần đóng bớt van, nếu superheat> 10 độ C thì cần mở thêm van (xem mục 1.b).

– STEP5: Theo dỏi hệ thống, sau 1 giờ kiểm tra và thực hiện lại qui trình (nếu cần).

 

Hình 5: Chỉnh superheat hơi hút.

 

Thí dụ: Hệ thống lạnh đang dung môi chất R-22, van tiết lưu TEX-5. Các thông số đo được như sau:

– Nhiệt độ T1= -10 độ C.

– Áp suất P0= 1,14 bar.

– Từ P0= 1,14 bar, tra bảng số của R-22à T0= -23 độ C.

– Vậy superheat= -10-(-23)= 13 độ C.

–  Phải mở thêm từ 6 đến 12 vòng ( 0,5 độ C/vòng).

–  Theo dỏi hệ thống trong 1 giờ và chỉnh lại (nếu cần).

e- MOP (maximum operating pressure):

Một số van tiết lưu được chế tạo có giá trị MOP: khi lắp van tiết lưu loại nầy thì van chỉ mở khi áp suất dàn bốc hơi < MOPà như vậy, van nầy cũng hạn chế được quá tải máy nén khi khởi động.

f- Van tiết lưu mới TE5- TE55:

Thông số theo bảng , lưu ý số cho ruột tiết lưu từ 0,5 đến 13 cho TE5-TE55.